Công văn 108/MNDT-VP

Công văn số 108/MNDT-VP về việc yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện do Văn phòng Miền núi và Dân tộc ban hành

Nội dung toàn văn Công văn 108/MNDT-VP yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện


VĂN PHÒNG MIỀN NÚI VÀ DÂN TỘC
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 108/MNDT-VP

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 1990

 

CÔNG VĂN

YÊU CẦU THAM GIA Ý KIẾN ĐỂ XÁC ĐỊNH RÕ ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ THUỘC PHẠM VI THỰC HIỆN

Thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện chủ trương chính sách lớn nêu trên, Văn phòng Miền núi và Dân tộc dự thảo khái niệm và tiêu chuẩn miền núi, vùng cao, vùng có nhiều khó khăn (có văn bản dự thảo kèm theo), đề nghị các tỉnh miền núi, tỉnh có huyện, xã miền núi và có dân tộc thiểu số, các Bộ, Uỷ ban, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng và các ban của Đảng có liên quan tham gia ý kiến để Văn phòng Miền núi và Dân tộc tổng hợp trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đồng thời căn cứ theo bản dự thảo hướng dẫn này, các tỉnh làm công văn báo cáo đề nghị huyện, xã miền núi của tỉnh mình theo biểu mẫu kèm theo để kịp triển khai thực hiện từ kế hoạch năm 1991 trở đi.

Đây là vấn đề lớn, có quan hệ đến việc thực hiện chủ trương chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước đối với miền núi và dân tộc thiểu số.

Vì vậy, đề nghị các ngành và các địa phương giao cho cơ quan chức năng tiêu chuẩn bị và lãnh đạo thảo luận tập thể, gửi ý kiến tham gia cho Văn phòng Miền núi và Dân tộc trước ngày 30/9/1990, nếu qua ngày đó, Văn phòng chúng tôi không nhận được ý kiến tham gia của cơ quan thì coi như đã nhất trí như bản dự thảo./.

 

 

VĂN PHÒNG MIỀN NÚI VÀ DÂN TỘC
PHÓ CHỦ NHIỆM




Cư Hoà Vần

 

ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 22 VÀ QUYẾT ĐỊNH 72

I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỂN MIỀN NÚI, VÙNG CAO, VÙNG KHÓ KHĂN

+ Mục đích:

- Về lâu dài là để thực hiện chủ trương đường lối chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng và các dân tộc trong đất nước.

- Trước mắt là để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ trước tới nay đã được thể hiện trên các văn bản của các cơ quan của Đảng và Nhà nước đối với miền núi và dân tộc và căn cứ vào những tư duy mới thể hiện những quan điểm lớn về miền núi đã ghi trong Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng.

1. Miền núi phải căn cứ vào đất đai tự nhiên và xã hội, chủ yếu là đất đai tự nhiên.

2. Vùng cao, căn cứ vào độ cao và quan hệ xã hội - con người, chủ yếu căn cứ vào xã hội.

3. Vùng khó khăn (có nhiều khó khăn, lấy mặt xã hội làm căn cứ chủ yếu) là người dân tộc thiểu số, không phân biệt độ cao, miền núi hay đồng bằng.

Phân cấp xác định

- Địa bàn được xác định là miền núi do tỉnh đề nghị, Trung ương công bố.

- Tỉnh xét và công bố vùng cao, vùng khó khăn báo cáo cho Văn phòng Miền núi và dân tộc để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và thông báo cho các ngành, các cơ quan liên quan ở Trung ương để thực hiện chính sách.

II. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

+ Miền núi:

1. Tỉnh miền núi là tỉnh có 2/3 (hai phần ba) diện tích đất đai trở lên là miền núi, hầu hết các huyện, thị xã thuộc tỉnh là miền núi thì được xác định là tỉnh miền núi.

- Tỉnh có miền núi là tỉnh có huyện trở lên cho đến dưới 2/3 đất đai là miền núi thì được coi là tỉnh có miền núi.

2. Huyện miền núi là huyện có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên là miền núi.

- Huyện có miền núi là huyện có 1 xã trở lên cho đến dưới 2/3 đất đai hoặc số đơn vị xã là miền núi thì được coi là huyện có miền núi.

3. Xã miền núi là toàn xã hoặc 70% số thôn, bản của xã đó là miền núi.

+ Vùng cao:

1. Huyện vùng cao là huyện có 2/3 đất đai và số xã được xác định là vùng cao.

2. Xã vùng cao là xã có 2/3 đất đai và số thôn, bản trở lên được xác định là vùng cao.

3. Bản (thôn, xóm, buôn, làng...) là bản hoàn toàn vùng cao thuộc xã miền núi (vùng thấp).

+ Vùng khó khăn (vùng sâu, hẻo lánh...)

Xã có nhiều khó khăn.

Bản có nhiều khó khăn.

III. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHUẨN (TIÊU THỨC)

1. Miền núi:

Đại bộ phận đất đai là đồi núi cao dốc, có nơi rất dốc và cao nguyên, địa hình đa dạng phức tạp có nhiều sông suối tạo thành độ chia cắt lớn, là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số đó là miền núi.

Tiêu chuẩn:

1. Hai phần ba (2/3) diện tích đất đai của đơn vị đó có độ dốc từ 250 trở lên (là rừng và đất rừng).

2. Kinh tế - xã hội chậm phát triển so với đồng bằng.

3. Đất đai sản xuất vừa có ruộng nước (thung lũng bằng, bậc thang) vừa có sản xuất trên đất dốc.

4. Đời sống có nhiều khó khăn, giao thông đi lại không thuận lợi như đồng bằng.

5. Cư dân là dân tộc thiểu số và dân tộc đa số sống xen ghép hoặc các dân tộc thiểu số sống ghép với nhau hoặc sống riêng từng dân tộc trên một địa bàn miền núi.

2. Vùng cao:

Đất đai đại bộ phận thuộc độ cao trên dưới 600m trở lên so với mặt biển, cư dân sinh sống trên đó chủ yếu là dân tộc thiểu số thì được coi là vùng cao.

Tiêu chuẩn:

1. Hai phần ba (2/3) đất đai trở lên thuộc độ cao trên dưới 600m so với mặt biển.

2. Kinh tế - xã hội chậm phát triển so với vùng thấp.

3. Sản xuất chủ yếu là trên đất dốc, có nơi còn du canh du cư, phá rừng làm rẫy.

4. Đời sống có nhiều khó khăn, đường giao thông chưa phát triển, đi lại có nhiều khó khăn so với vùng thấp, khí hậu khắc nghiệt, còn nhiều bệnh tật.

5. Cư dân chủ yếu là dân tộc thiểu số.

3. Vùng khó khăn:

Là vùng dân cư dân tộc thiểu số, có nhiều khó khăn nhất so với xung quanh nó ở miền núi và đồng bằng.

Tiêu chuẩn:

1. Là địa bàn cư dân của dân tộc thiểu số.

2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất so với trong vùng đó.

3. Đời sống có nhiều khó khăn (thu nhập tính theo đầu người vào loại thấp nhất).

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Công văn 108/MNDT-VP

Loại văn bảnCông văn
Số hiệu108/MNDT-VP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/09/1990
Ngày hiệu lực04/09/1990
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Công văn 108/MNDT-VP

Lược đồ Công văn 108/MNDT-VP yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Công văn 108/MNDT-VP yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện
                Loại văn bảnCông văn
                Số hiệu108/MNDT-VP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Miền núi và Dân tộc
                Người kýCư Hoà Vần
                Ngày ban hành04/09/1990
                Ngày hiệu lực04/09/1990
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Công văn 108/MNDT-VP yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện

                            Lịch sử hiệu lực Công văn 108/MNDT-VP yêu cầu tham gia ý kiến để xác định rõ địa bàn và đối tượng cụ thể thuộc phạm vi thực hiện

                            • 04/09/1990

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 04/09/1990

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực